Phương pháp giúp trẻ không nản khi học tiếng Trung
Mục lục bài viết
Học một ngôn ngữ mới chưa bao giờ là việc dễ dàng đối với trẻ nhỏ, và lại càng thử thách hơn khi cho trẻ học tiếng Trung với những chữ tượng hình được tạo bởi tổng hợp các nét - khác xa hoàn toàn với chữ Latinh trẻ thường thấy. Điều đó sẽ dẫn đến một tình trạng trẻ chán nản và có xu hướng từ bỏ ngôn ngữ này. Nếu trẻ không có hứng thú học, từ đó trẻ sẽ không tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất được. Vì vậy để tránh xảy ra việc trẻ nản học tiếng Trung các bậc phụ huynh hoặc những người trực tiếp giảng dạy cho bé cần có những biện pháp giúp trẻ lấy lại tinh thần học tập và phát huy được sự thích thú của trẻ đối với tiếng Trung.
Học tiếng Trung cần có mục tiêu rõ ràng
Bất luận dù chúng ta làm gì, điều quan trọng nhất là có mục tiêu rõ ràng. Nếu ta bắt tay vào làm một việc gì đó mà không rõ mục tiêu hay giống như việc chúng ta vào một con đường hầm nhưng lại không biết điểm cuối của con hầm ở đâu thì việc học tiếng Trung của trẻ cũng tương tự như vậy. Trẻ học tiếng Trung nhưng không biết mục tiêu của việc học là gì, không đặt được những điều cần gặt hái, trẻ dễ hoang mang và vẫy vùng trong một bể kiến thức. Vậy nên các bậc phụ huynh cần sát cánh với trẻ để có thể giúp trẻ đặt ra những mục tiêu cho việc học để từ đó trẻ có thể chủ động học tiếng Trung hơn.
Có mục tiêu rõ ràng chính là kim chỉ nam dẫn đường cho trẻ học tốt hơn
Mỗi người cũng sẽ có những mục đích khác nhau khi tiếp cận với tiếng Trung. Có người cần học tiếng để đi du học Trung Quốc, có người vì mục đích công việc, có người vì mục đích giao tiếp với người thân. Cũng có người đơn giản là học tiếng Trung vì đam mê văn hóa, điện ảnh hay âm nhạc. Trẻ có thể không có mục tiêu quá lớn khi học tiếng Trung, chỉ cần là mục tiêu, trẻ sẽ cảm thấy có động lực học tập hơn rất nhiều.
Không so sánh trẻ với người khác
So sánh trẻ với người khác là một việc làm có khả năng gây ra chán nản khi học cho trẻ. Không một ai thích bản thân mình bị so sánh với người khác, trẻ cũng vậy. Tuy trẻ chưa có nhiều suy nghĩ phức tạp như người lớn nhưng trẻ cũng có suy nghĩ tự tôn của riêng mình. Trong quá trình trẻ học tiếng Trung, trẻ có thể có khả năng học tập không bằng các bạn khác, nhưng nếu các bậc phụ huynh la rầy và không khích lệ, trẻ sẽ cảm thấy bản thân không có giá trị và dễ nản lòng, bỏ việc học tiếng Trung giữa chừng.
So sánh trẻ với người khác là một yếu tố “độc” làm tình trạng nản học của trẻ tệ hơn
Tốt nhất, phụ huynh nên so sánh trẻ qua từng thời kỳ để giúp trẻ cảm thấy mình tiến bộ hơn mỗi ngày chứ không phải so sánh với người khác rồi vô tình hạ nhiệt huyết, giảm động lực học tiếng Trung của trẻ.
Tạo điều kiện sử dụng tiếng Trung
Học tập là quá trình “input” dữ liệu, còn sử dụng ngôn ngữ là quá trình “output” dữ liệu. Nếu kiến thức liên tục được đưa vào não bộ nhưng trẻ không biết cách chuyển biến những kiến thức đó thành của mình để sử dụng, để giao tiếp thì việc học tiếng Trung của trẻ sẽ không đạt được hiệu quả. Việc học không đạt hiệu quả cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến việc nản học của trẻ.
Học luôn phải đi đôi với hành mới đạt được hiệu quả tối đa
Khi trẻ học tiếng Trung, trẻ cần nhìn thấy được kết quả của việc học để càng ngày càng cố gắng. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần tạo điều kiện để trẻ có thể sử dụng chính ngôn ngữ trẻ đang theo học. Chẳng hạn như, cho trẻ giao tiếp với người bản xứ, cho trẻ đọc truyện tranh thiếu nhi, cho trẻ nghe các bài hát tiếng Trung hoặc bất cứ hoạt động nào mà trẻ quan tâm có liên quan đến tiếng Trung nhằm khích lệ tinh thần học tập của trẻ.
Cho trẻ học tiếng Trung kết hợp với giải trí
Cách hiệu quả nhất để giúp trẻ không nản khi học tiếng Trung chính là vừa học vừa giải trí. Cách học này giúp trẻ không cảm thấy quá hàn lâm, khô khan, khó nhớ mà còn vừa giúp trẻ đến gần hơn với cách sử dụng từ hay là ngữ điệu của người bản xứ.
Xem phim hoạt hình bằng tiếng Trung giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn
Học qua phim ảnh, âm nhạc sẽ giúp đỡ trẻ giảm thiểu áp lực trong việc học hơn rất nhiều, các kỹ năng khác trong tiếng Trung của trẻ cũng được phát triển đều nhau hơn. Trẻ có thể cải thiện kỹ năng nghe nói khi xem phim, nghe nhạc, có thể cải thiện kỹ năng đọc viết khi đọc phụ đề hoặc lời bài hát. Bên cạnh đó, lợi ích của phương pháp này còn hỗ trợ các bậc phụ huynh làm bạn với con, đồng hành cùng con trong suốt quá trình học ngoại ngữ. Quan trọng hơn hết là hiểu thêm về con của mình, nắm được yếu điểm để khắc phục, ưu điểm để phát huy trong quá trình trẻ học tiếng Trung.
Quan tâm đến sức khỏe của trẻ
Bên cạnh việc khích lệ tinh thân để trẻ có động lực học tiếng Trung, phụ huynh còn cần lưu ý sức khỏe cơ thể của trẻ. Điều này có liên quan trực tiếp đến tinh thần học tập của trẻ bởi vì chỉ khi trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển đầy đủ, não bộ hoạt động ổn định thì trẻ mới có khả năng tiếp thu tốt những bài học tiếng Trung.
- Ngủ đủ giấc: giấc ngủ rất quan trọng trong việc hồi phục năng lượng cho trẻ. Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ tỉnh táo hơn, đầy năng lượng hơn. Trẻ mệt mỏi sẽ dẫn đến tình trạng uể oải, dễ chán nản và lơ là trong việc học.
- Ăn đủ chất: ăn đủ chất, đủ vitamin giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, đặc biệt là về não bộ. Não bộ làm việc tốt trẻ mới dễ dàng tiếp thu bài giảng và không cảm thấy chán nản khi chưa hiểu bài.
- Tập thể dục thường xuyên: có một cơ thể khỏe khoắn, năng động cũng có thể giúp trẻ tích cực hơn khi học tập
Sức khỏe của cơ thể cũng là một yếu tố giúp trẻ có tinh thần học đầy năng lượng
Bên trên là năm phương pháp giúp trẻ hứng thú hơn với việc học tiếng Trung. Phát triển toàn diện cho trẻ từ nhỏ là một cách đầu tư thông minh nhất. Tuy nhiên vì trẻ là đối tượng cần sự lưu tâm cao, vậy nên các bậc phụ huynh cũng cần có những phương pháp phù hợp để áp dụng cho con khi trẻ học tiếng Trung hoặc học bất cứ điều gì. Hy vọng bài viết trên đã gửi đến những thông tin có ích đến cho các bậc phụ huynh và đừng quên theo dõi website của Phuong Nam Education để đọc được những bài viết mới nhất nhé!
Tags: trẻ học tiếng Trung, học tiếng Trung, các kỹ năng trong tiếng Trung, du học Trung Quốc, bài hát tiếng Trung, tự học tiếng Trung, tiếng Trung thiếu nhi, phim hoạt hình tiếng Trung